Bệnh hói đầu: Nguyên nhân và cách chữa trị
Mái tóc phản ánh lên tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế khi tình trạng tóc rụng nhiều, từng mảng xói xuất hiện, chứng tỏ bạn có nguy cơ mắc bệnh hói đầu. Vậy làm sao để nhận biết đúng đắn và có phương pháp điều trị phù hợp? Cùng tìm hiểu ngay thôi!
Hói đầu là gì?
Khi bạn nhận thấy tóc rụng nhiều, không đồng đều khiến nhiều mảng da đầu bị xói trơn, không thấy lỗ chân lông. Bệnh hói đầu xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn. Trước đây, hói đẩu thường xảy ra sau tuổi 40 nhung hiện tại, bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa, thường gặp ở tuổi 30, thậm chí 25 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết nguy cơ hói đầu
Nhìn chung, hói đầu có những đặc điểm khá dễ nhận biết như: tóc rụng nhiều và liên tục trong một thời gian dài; quá trình tóc mọc lại rất chậm và ít; xuất hiện các mảng da đầu.
- Ở nam giới, hói đầu theo từng mảng, đường ngôi trán bị mất tạo thành hình dáng chữ U hoặc M, phần hói tập trung ở đỉnh đầu và hai bên thái dương, da đầu nhẵn bóng.
- Ở nữ giới, hói đầu chỉ xảy ở những người trải qua phương pháp hóa trị, xạ trị. Phụ nữ thường bị rụng tóc nhiều ở đừog rẽ ngôi, hai bên trán và đỉnh đầu, tóc trở nên mỏng, mảnh và rất thưa.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị rụng tóc cho nam giới
Hói đầu có phải do di truyền không?
Câu trả lời là có. Nếu trong gia đình có người bị hói thì con cái (nhất là nam) rất có thể thừa hưởng gene hói đầu cao.
Làm cách nào để cải thiện tình trạng hói đầu, rụng tóc?
Nhiều nam giới chọn phương án cạo trọc đầu, đội tóc giả hoặc cấy tóc. Với phương án cấy tóc,tóc có thể móc lại sau một thời gian, tuy nhiên cách này khá tốn kém (giá thường được tính theo số lượng sợi tóc được cấy), và tóc cũng chỉ duy trì ở một thời gian nhất định. Ngoài ra, để giảm thiểu tóc rụng và kích thích mọc tóc, có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tóc từ nguyên liệu thiên nhiên như bồ kết, tinh dầu bưởi, nước cốt dừa…
Xem thêm: Thực phẩm trị rụng tóc hiệu quả trong 1 tháng
Phòng ngừa hói đầu như thế nào cho hiệu quả?
Để tránh nguy cơ bị hói đầu từ sớm, bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày để tránh gây hại cho tế bào mầm tóc:
- Gội đầu đúng cách bằng cách massage đầu nhẹ nhàng, kích thích máu lưu thông. Không gội đầu thường xuyên và nên dùng các loại dầu gội thành phần lành tính từ thiên nhiên. Nên gội đầu bằng nước lạnh sẽ tốt hơn cho da đầu, hạn chế lỗ chân lông giãn nở, gây rụng tóc.
- Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc. Tham gia các hoạt động thể thao, giải trí lành mạnh để tinh thần được thư giãn.
- Không hút thuốc vì nicotin trong thuốc là làm tổn thương nghiệm trọng đến tế bào mầm tóc.
- Hạn chế để tóc tiếp xúc với các hóa chất làm tóc, nhiệt độ cao từ các dụng cụ uốn, duỗi, ép. Chỉ nên thực hiện các phương pháp trên 6 tháng/ lần.
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào